Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Caritas Huế thăm và tặng quà Giáng sinh tại giáo xứ Chánh Xuân

http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=17937:chanh-xuan&catid=58:suy-niem-moi-ngay&Itemid=85

http://www.caritasvietnam.org/router_detail_vni/caritas-hue-tham-va-tang-qua-giang-sinh-tai-giao-xu-chanh-xuan-3613.html

Văn phòng Caritas Huế
Chiều ngày 25/12/2016, cha Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Đặc trách và các Nhân viên Văn phòng Caritas Huế đến thăm và tặng quà Giáng sinh cho các em thiếu nhi, không phân biệt lương giáo, tại giáo xứ Chánh Xuân, hạt Hải Vân.
    Giáo xứ Chánh Xuân liền kề đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, thuộc địa bàn xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 45 km về phía Nam.
    Cha Phaolô Nguyễn Ngọc Vịnh, Quản xứ cho biết: "Giáo xứ hiện có 850 giáo dân, nhưng do sinh kế tại địa phương khó khăn, nên đa số thanh niên và người lao động chính phải xa quê, ra Hải Phòng, hoặc vào Bình Dương làm việc; số còn lại đánh bắt cá trong vùng Đầm phá để sinh sống", ngài chia sẻ thêm, "… Những năm gần đây, thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu, đặc biệt sau 'sự cố môi trường biển miền Trung' vừa qua, đời sống của đồng bào vốn đã vất vả nay thêm phần khó khăn hơn".

    Trước khi chung vui Giáng sinh với các em thiếu nhi, cha Antôn đến thăm nhà thờ, các chị Sở, các cụ già và chuyện trò, động viên các Chức trong Hội đồng Giáo xứ.
    Đúng 15g00, vũ khúc hát mừng Chúa Giáng sinh của các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể bắt đầu cho chương trình Vui Noel.  
    Nói chuyện với 300 em thiếu nhi và phụ huynh trước phần bốc số nhận quà, cha Antôn chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống hiện tại với anh chị em giáo dân trong giáo xứ và bà con lương dân trong địa phương; ngài mong rằng, "… với cố gắng của anh chị em và bà con, nhờ ơn Chúa, cuộc sống của chúng ta sẽ từng bước lớn lên".  
    Cách riêng với các em thiếu nhi, ngài nói, "… Nhân lễ Giáng sinh, cha đến thăm và chia sẻ những phần quà gói trọn tình yêu thương, để các con vui hơn trong ngày Sinh nhật Chúa. Cha hy vọng sẽ về thăm lại các con, và cha sẽ rất vui nếu cha Sở nói rằng các con chăm học, vâng lời cha mẹ, siêng năng tham dự Thánh lễ, …".
    Cha Phaolô Quản xứ cho biết, bầu khí Giáng sinh và Mùa Vọng năm nay nơi công đoàn thật hân hoan và ý nghĩa, vì trong Thánh lễ sáng ngày 25/12, ngài đã rửa tội cho một gia đình 6 người gồm cả cha mẹ và con cái, 1 thiếu nhi có cha mẹ là hôn nhân khác đạo. Đây là nổ lực truyền giáo của cả cộng đoàn trong một thời gian dài, đặc biệt trong Mùa Vọng.  

    Trên đường trở lại Huế, cha Antôn và các Nhân viên Văn phòng Caritas Huế đến thăm giáo xứ Phước Tượng, Cầu Hai-Đá Bạc, Phù Lương. Được biết, nơi những giáo xứ này, việc Bác ái - Tương trợ luôn được các cha sở và Hội đồng Giáo xứ quan tâm. "Đóng góp khi có tang chế", "thu gom chai bao nilon", “giúp đỡ người tàn tật”… là những hình thức gây quỹ giúp đỡ người nghèo, người hoạn nạn, người có hoàn cảnh đặc biệt trong địa bàn giáo xứ được các gia đình, các bạn trẻ công giáo và Văn phòng Caritas hỗ trợ. Qua đó, cha Đặc trách ước mong những hình thức ấy được nhân rộng trong các giáo xứ của Giáo phận nhà.
    Cha Đặc trách cho biết thêm, trong đợt mưa lũ vừa qua, trước lễ Giáng sinh, Văn phòng Caritas đã hỗ trợ Giáo xứ Dương Sơn 2 tấn gạo, để niềm vui nơi những anh chị em nghèo khó được trọn vẹn. 





 
Cha Quản xứ trao quà Giáng Sinh cho gia đình Tân tòng

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Thánh lễ Tạ Ơn - Bế mạc Hội nghị Thường niên Caritas Việt Nam 2016

MỘT VÀI HÌNH ẢNH THÁNH LỄ TẠ ƠN - BẾ MẠC 
HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN NĂM 2016 CỦA CARITAS VIỆT NAM.








Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Caritas Huế tổ chức tập huấn Công tác Khuyết tật

Vp. Caritas Huế
http://www.caritasvietnam.org/router_detail_vni/caritas-hue-to-chuc-tap-huan-cong-tac-khuyet-tat-3543.html


Ngày 10/12/2016, tại Trung Tâm Mục Vụ, Văn phòng Caritas Huế tổ chức Ngày tập huấn Công tác Khuyết tật cho 55 Tham dự viên là các Chức phụ trách Công tác Bác ái Xã hội ở các giáo xứ thuộc Giáo phận, các nhân viên Văn phòng, và 2 nữ tu thuộc Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng, Dòng Mến Thánh Giá Huế. 
      Trong ngày, bắt đầu lúc 8g00 kết thúc lúc 16g15, các Nữ tu thuộc Cộng đoàn Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Nước Ngọt điều hành Trung Tâm Bảo Trợ Khuyết Tật Nước Ngọt, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phương pháp thảo luận nhóm, hướng dẫn các tham dự viên học tập 4 chuyên đề: Khái niệm và Nguyên nhân khuyết tật; Các Dạng Khuyết tật, Mức độ khuyết tật và Ảnh hưởng của khuyết tật đối với người khuyết tật, với gia đình, với xã hội; Những cơ sở pháp lý để bảo vệ người khuyết tật.
      Anh Tôma Hoàng Kim Khánh, Phụ trách Khuyết tật của Caritas Huế nói, “… Tất cả chúng tôi được tập huấn Công tác Khuyết tật để cùng nhau thực hiện các Chương trình Chăm sóc và Hỗ trợ Người Khuyết tật trong năm 2017, và những năm tiếp theo”.
      Cuối ngày tập huấn, anh Trương Văn Năng, Trưởng ban Bác ái Xã hội giáo xứ Ngọc Hồ chia sẻ, “Công tác Khuyết tật là công tác mới của Ban Bác ái Xã hội ở Giáo xứ nhưng bản thân tôi chưa hiểu biết nhiều về công tác khuyết tật. Vì vậy, những điều học tập được trong ngày tập huấn này là rất hữu ích.”
      Chị Trần Thị Thu, Phụ trách ban Bác ái Xã hội giáo xứ Thạch Hãn, hạt Quảng Trị nhiệt tình nói, “Việc chăm sóc và hỗ trợ người Khuyết tật cần đến những hiểu biết chuyên sâu, một ngày tập huấn chưa đủ, chúng tôi mong muốn cha Giám đốc Caritas Huế tiếp tục mở các khoá nâng cao”.
      “Nữ tu Matta Ngô Thị Thanh trong bài chia sẻ cho biết, ‘theo Tổng cục thống kê năm 2011, cách đây 5 năm, Việt Nam có khoảng 6,1 triệu người khuyết tật, tương đương 7,8% dân số cả nước’. Tôi chợt nhận ra, con số này bằng số người Công giáo Việt Nam và ước ao sao cho: Một người Công Giáo Việt Nam giúp đỡ, đùm bọc một người khuyết tật Việt Nam!”, anh Nguyễn Văn Phúc, Trưởng ban Bác ái Xã hội giáo xứ Truồi chia sẻ.
      Cha Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng ban Bác ái Xã hội Giáo phận, Giám đốc Caritas Huế, trong phát biểu kết thúc Ngày tập huấn khích lệ các tham dự viên, “… sự dấn thân của anh chị em trong công tác bác ái xã hội nơi giáo xứ là nhân chứng Tình yêu Đức Giêsu Kitô”.
      Ngày tập huấn kết thúc, các tham dự viên về lại giáo xứ, Hội dòng của mình với tinh thần được “Sai đi” phục vụ người nghèo khó, khuyết tật. 











Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Caritas Huế tổ chức Khóa Tập huấn: “Công tác xã hội căn bản”



VP. Caritas Huế
    "Công tác xã hội căn bản" là nội dung của Khóa Tập huấn do Caritas Huế tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Huế, từ ngày 25 đến 27/11/2016.
    Có 34 Tham dự viên là các Chức phụ trách công tác Bác ái Xã hội ở các giáo xứ, các tu sĩ nam nữ hoạt động ở lĩnh vực Bác ái Xã hội của các Hội dòng trong Giáo phận Huế, và các nhân viên thuộc Văn phòng Caritas Huế.
    Trong Khóa Tập huấn này, các Tham dự viên được cô Nguyễn Thị Thu Hà hướng dẫn tìm hiểu các chủ đề:
        - Tổng quan về Công tác xã hội: Gồm các nội dung Định nghĩa, Chức năng, Phương pháp, và Đối tượng của Công tác xã hội.
        - Phương pháp Công tác xã hội Cá nhân: Gồm các nội dung Khái niệm, Mục tiêu, Vai trò, Nguyên tắc hành động của Nhân viên xã hội, Tiến trình và các Kỹ năng trong Công tác xã hội cá nhân.
        - Phương pháp Công tác xã hội Nhóm: Gồm các phần như trong Phương pháp Công tác xã hội cá nhân, đặc biệt chú ý giúp các Tham dự viên thực hành các kỹ năng: Quản lý nhóm, Điều hành nhóm, Giải quyết mâu thuẩn trong nhóm, và Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
    Được biết, cô Thu Hà nguyên là Giảng viên Khoa Xã hội học và Công tác xã hội của trường Đại học Mở Tp.HCM, là Giảng viên nguồn của Unicef và Sở Lao động - Thương Binh - Xã hội Tp HCM. Ngoài ra, cô còn tham gia nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em, Cố vấn cho Hội Đồng Dân Số, cho nhiều dự án thuộc lĩnh vực xã hội ở tỉnh Bình Dương, TpHCM.
    Chị Maria Nguyễn Thị Phương Thảo, Trưởng ban Bác ái - Xã hội Giáo xứ Phú Hậu, tham dự viên khóa tập huấn cho biết, "… Những kiến thức tưởng chừng khô, khó nhưng với trình độ chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm thực tế, và bằng phương pháp đào tạo WISE (Work - Initiative - Smile - Experience), giảng viên đã dẫn dắt chúng tôi hiểu tường tận từng vấn đề".
    Đại diện các Tham dự viên, anh Phaolô Lê Thế Dũng, Trưởng ban Bác ái - Xã hội Giáo xứ Đá Hàn, phát biểu trong phần bế mạc, "Với những kiến thức đã học hỏi được, khi trở về Giáo xứ, anh chị em chúng tôi hứa sẽ trở nên những cọng tác viên đắc lực - hiệu quả với cha Quản xứ trong các hoạt động Bác ái Xã hội ở giáo xứ."  
    Sau 3 ngày học tập, Khóa Tập huấn kết thúc lúc 16g00 ngày 27/11/2016.

 

 








Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Caritas Huế thăm và tặng quà ở giáo xứ Trung Quán, Quảng Bình

VP Caritas Huế

Sáng ngày 19/10/2016, linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc và các Nhân viên Văn phòng Caritas Huế đã đến thăm và tặng quà cứu trợ cho bà con giáo dân ở giáo xứ Trung Quán, cách Tòa Giám mục Huế khoảng 145km, thuộc tỉnh Quảng Bình.

Cùng đi, có linh mục Gioan Baotixita Lê Văn Nghiêm; linh mục Phêrô Võ Xuân Tiến, Giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế.
Linh mục Phaolô Nguyễn Chí Thiện, Quản xứ cho biết, Trung Quán là xứ tái truyền giáo. Hạt giống Đức Tin được các vị Thừa Sai gieo vải nơi đây vào cuối thế kỷ XVII, nhưng mãi đến năm 1923, giáo xứ Trung Quán mới được thành lập. Từ năm 1951 do chiến tranh nhà thờ, nhà xứ bị hư hỏng, giáo dân phân tán, … khó khăn tưởng chừng Trung Quán không còn nữa. Năm 2010, cha Phaolô nhận xứ, ngài bắt tay làm lại tất cả từ đầu. Trung Quán hiện có các giáo họ Hoành Phổ, Phúc Tín, Bình Thôn với gần 1200 giáo dân; là 1/17 giáo xứ ở Quảng Bình bị thiệt hại nặng do lũ lụt vừa xảy ra (14-16/10/2016). 
Chia sẻ với giáo dân Trung Quán, và các chức trong Hội đồng Mục vụ các giáo họ hiện diện, cha Antôn Giám đốc Caritas Huế nói: “…với tình nghĩa của đồng bào trên dãi đất Miền Trung lắm gian truân, với tình anh chị em trong lòng Giáo Hội, cách riêng với Trung Quán, vùng đất của ngày nào trực thuộc Giáo phận Huế. Hôm nay, các cha và các nhân viên Văn phòng Caritas  mang theo tấm lòng của Mẹ Giáo phận Huế đến thăm, chia sẻ những khó khăn mà anh chị em đang phải gánh chịu. Chúng ta hiệp ý cầu xin Chúa cho mỗi người có được sức khỏe, nghị lực để vượt qua những khó khăn - thử thách của cuộc đời.”
Dưới hàng hiên nhà xứ được kéo dài phủ bạt làm nơi quy tụ giáo dân dâng lễ, kinh nguyện hằng ngày, cha Gioan Baotixita Lê Văn Nghiêm hát tặng bà con bài hát do chính ngài sáng tác ca ngợi lòng trung tín, can đảm chấp nhận cái chết để làm chứng nhân Tình yêu Thiên Chúa của Thánh Tôma Trần Văn Thiện - người con Trung Quán, tử đạo ngày 21/9/1838; được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn bậc Chân Phước ngày 27/5/1900; Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn lên bậc Hiển thánh ngày 19/06/1988.
Trong dịp này Caritas Huế, qua các Ân nhân, đặc biệt Nhóm Cựu chủng sinh Huế ở Hải ngoại và Đại Chủng sinh Xuân Bích Huế góp tặng 200 phần quà cho 200 hộ gia đình thuộc giáo xứ bị thiệt hại nặng do lũ lụt. 






 

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Cọng tác viên Caritas Giáo hạt Huế tập huấn công tác khảo sát người khuyết tật và người có HIV

Tôma Hoàng Kim Khánh


       20 Cọng tác viên Caritas Huế đến từ 10/19 giáo xứ thuộc Giáo hạt Thành phố Huế tham dự buổi Tập huấn công tác khảo sát người khuyết tật và người có HIV. Buổi tập huấn do Văn phòng Caritas Huế tổ chức lúc 13g30, chiều ngày 17/10/2016, tại văn phòng.  
      Được biết, để có cơ sở dữ liệu xây dựng dự án Hỗ trợ, Chăm sóc một cách thiết thực, hiệu quả người khuyết tật và người có HIV trên toàn Giáo phận trong năm 2017 và những năm tiếp theo, Văn phòng Caritas Huế căn cứ theo một số tiêu chí chọn mẫu 39 giáo xứ trong 5 Giáo hạt tiến hành khảo sát thu thập một số thông tin của người khuyết tật và người có HIV hiện đang sinh sống trên địa bàn thuộc giáo xứ.
      Sau khi các Nhân viên thuộc Văn phòng Caritas phụ trách công tác Người Khuyết Tật, Người có HIV lần lượt chia sẻ với các Cọng tác viên về: Nội dung mẫu khảo sát; Kỹ năng lập và hoàn thành mẫu khảo sát; kỹ năng khảo sát, … các cọng tác viên trao đổi ý kiến, thống nhất về thời gian thực hiện và một số yêu cầu liên quan đến nội dung khảo sát.
      Lịch Tập huấn Cọng tác viên trên toàn Giáo phận như sau:

Ngày / Giờ
Địa điểm
Giáo hạt
Số lượng CTV tham dự
13g30 - 16g30
Thứ 2 ngày 17/10/2016
VP Caritas Huế
 Thành phố Huế
20
(10 giáo xứ)
13g30 - 16g30
Thứ 5 ngày 20/10/2016
VP Caritas Huế
Hương Phú
10
(5 giáo xứ)
13g30 - 16g30
Chúa nhật ngày 23/10/2016
Nhà thờ
Đông Lâm
Hương Quảng
Phong
12
(6 giáo xứ)
13g30 - 16g30
Thứ 2 ngày 24/10/2016
Nhà thờ
Chánh Xuân
Hải Vân 1
8
(4 giáo xứ)
13g30 - 16g30
Thứ 5 ngày 27/10/2016
Nhà thờ
Hà Úc
Hải Vân 2
10
(5 giáo xứ)
13g30 - 16g30
Thứ 5 ngày 03/11/2016
La Vang
Quảng Trị
18
(9 giáo xứ)

      Giáo phận Huế hiện có 83 giáo xứ, phân bố trong 5 giáo hạt thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, tổng số giáo dân trong toàn giáo phận là 69.506 trong 1.723.623 dân số, tỷ lệ 4,03%.
      Anh Gioakim Lê Quang Thành, Cọng tác viên ở giáo xứ Phú hậu nói, “… khâu chuẩn bị của chúng ta là rất chu đáo, cẩn thận. Vấn đề còn lại là mong các cha quản xứ tạo điều kiện để chúng ta triển khai công việc nhanh và đạt kết quả tốt.” 

 

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT ĐỂ PHÚC ÂM HÓA XÃ HỘI (*)



ma Hoàng Kim Khánh

Ánh Mắt Của Đức Giêsu Kitô
      1. Tin Mừng thánh Gio-an (Ga 8, 1-11) tường thuật: Các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn một người phụ nữ phạm tội ngoại tình đến gặp Đức Giê-su và hỏi Ngài nên xử người này như thế nào.
      Đức Giê-su biết, theo luật Mô-sê thì người này sẽ bị ném đá cho đến chết, Ngài ngồi im lặng. Các kinh sư và người Pha-ri-sêu cứ hỏi mãi, Ngài bảo họ: Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, chỉ còn lại Đức Giê-su, và người phụ nữ. Đức Giê-su nhìn bà và nói: Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị. Chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!
      2. Tin Mừng thánh Lu-ca (Lc 22, 54-62) tường thuật: Sau khi bắt Đức Giê-su, đám đông điệu Ngài đến dinh thượng tế Cai-pha, Phê-rô đi theo Ngài xa xa. Đến dinh, ông ngồi lẫn trong đám đông, có người nhận ra, hỏi ông có phải là người thuộc nhóm Giê-su không. Cả ba lần Phê-rô đều chối, nhưng ở lần thứ ba, lúc ông còn đang nói, thì gà gáy, Chúa Giê-su quay lại nhìn ông.

Hoán Cải Và Biến Đổi Tâm Hồn
      Hai người, hai hoàn cảnh khác nhau: Người phụ nữ phạm tội ngoại tình chưa nhận biết Đức Giê-su; còn Phê-rô biết rõ Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa” (Ga 6,69 ) và trước đó ông đã từng, “Bỏ Thầy, chúng con biết theo ai, vì chỉ có Thầy mới có lời ban sự sống” (Ga 6,68).
      Nhưng điều gì trong ánh mắt nhìn của Đức Giê-su, làm cho người phụ nữ ngoại tình hoán cải trở nên người tốt lành; và với Phê-rô, khiến “ông lấy lại lòng nhiệt huyết thưở đầu để đi theo Thầy sau khi biết mình đã phạm tội.” [1]
      Nếu lúc bấy giờ, Đức Giê-su khinh khi, kết án bà thì chắc chắn bà đã bị ném đá đến chết rồi?;  Đức Giê-su kết án Phê-rô là dối trá, phản thầy thì đã không có một Phê-rô Giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội, một thánh Phê-rô tử đạo, … ? 
      Chính lòng thương xót của Đức Giê-su biểu hiện qua ánh mắt thương cảm, độ lượng; thái độ ân cần đã giúp người phụ nữ, và Phê-rô hoán cải và biến đổi.
      Cũng như vậy, Da-kêu, Mát-thêu, Ma-đa-lê-na, … và mỗi người chúng ta cũng đã, sẽ được hoán cải và biến đổi nhờ Lòng thương xót Chúa.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Ngày Bác ái xã hội tại Giáo phận Huế

Tôma Hoàng Kim Khánh


Thứ 7 ngày 01/10/2016, lễ kính thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến sĩ Hội Thánh, Ban Bác ái Xã hội và Caritas Giáo phận Huế tổ chức Ngày Bác ái Xã Hội, tại Trung tâm mục vụ Huế.
      Tham dự ngày hội này có 240 tham dự viên, gồm những tu sĩ nam nữ làm công tác bác ái xã hội ở các Hội dòng Thánh Tâm, Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Đi Viếng, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đan viện Thiên An; những anh chị em giáo dân làm công tác bác ái xã hội ở các giáo xứ, và những thiện nguyện viên thuộc 16 nhóm Công tác xã hội trong Giáo phận.
      Hướng dẫn và đồng hành với các tham dự viên có cha Antôn Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng ban Bác ái Xã hội Giáo phận, Giám đốc Caritas Huế; cha Đaminh Lê Đình Du, Đặc trách Caritas Giáo hạt Quảng Trị, cha Phêrô Phạm Thanh Hải, Tuyên úy bệnh viện Huế.
      Trong phần khai mạc, sau ca nguyện Kinh Hòa bình, cha Antôn Nguyễn Ngọc Hà, thay lời tất cả tham dự viên nói lời chào mừng và cảm ơn Đức cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đã ưu ái hiện diện và ban huấn từ cho các tham dự viên.
      Chia sẻ với các tham dự viên, Đức Tổng Phanxicô Xavie nói, “... Bản chất sâu xa của Giáo Hội Công giáo được xây dựng và diễn tả ra bên ngoài bằng ba công việc: thứ nhất là Loan báo Tin mừng, đây là sứ vụ Thiên Chúa trực tiếp trao cho các Tông đồ, hôm nay qua các tín hữu, những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, ‘Các con hãy đi rao giảng Tin mừng làm cho người khác nhận biết Thiên Chúa’; thứ hai là cử hành các Bí tích, đây là sự sống của Giáo Hội, đây là thức ăn của Chúa nuôi dưỡng chúng ta; thứ ba là phục vụ bác ái. Ba yếu tố này không thể tách biệt nhau, nó gần gủi, nâng đỡ, phù trợ nhau trong công việc. Nếu thiếu một trong ba công việc này, thì Giáo Hội sẽ khập khểnh, không đứng vững.”
      Ngài khuyến khích các tham dự viên, thông qua các hoạt động bác ái của cá nhân, các đoàn thể, các tổ chức ở giáo xứ, trong giáo phận thực thi lời dạy của Chúa Giêsu yêu thương, giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người nghèo khó, bệnh tật, … góp phần vào sứ mạng loan báo Tin Mừng nơi quê hương yêu dấu của chúng ta.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Vì sao người khuyết tật sợ ra đường?

http://www.caritasvietnam.org/router_detail_vni/vi-sao-nguoi-khuyet-tat-so-ra-duong-3025.html


Hoa Nguyễn
(Trích Tư liệu tham khảo giới và xã hội số 116 ra ngày 20.02.2016)

Hiện nay cả nước có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số. Trong khi Nhà nước đã ban hành những quy định về các quy chuẩn xây dựng và quyền bình đẳng giao thông cho người khuyết tật nhưng khi bước chân xuống đường, họ vẫn phấp phỏng lo âu bởi hạ tầng giao thông, đô thị với các thiết kế tiếp cận dành cho họ mới chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn.

Công trình công cộng không dành cho người khuyết tật?

Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ người khuyết tật cao hơn so với các nước trong khu vực. Ngoài những rào cản mà người khuyết tật khó có thể hòa nhập xã hội như rào cản về tâm lý, rào cản về giáo dục, về việc làm, về cái nhìn của xã hội..., hầu hết những người khuyết tật cho rằng rào cản lớn nhất với họ chính là việc tiếp cận các công trình công cộng. 

Đôi khi, chỉ vì những bậc tam cấp ngay cửa ra vào mà mọi cánh cửa, mọi cơ hội có thể đóng lại với người khuyết tật. Trên thực tế, việc tiếp cận các công trình xây dựng và các công trình giao thông của người khuyết tật tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta còn nhiều bất cập, nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình cũ, chưa chú ý tới việc xây dựng các làn đường tiếp cận dành cho người khuyết tật. 

Tại nhiều tòa nhà, công trình công cộng, nhà ga, bến xe, trên các tuyến đường, vỉa hè, cầu vượt dành cho người đi bộ thiếu những làn đường trượt dốc và hệ thống tay vịn dành cho họ. Trong khi đó, tại nhiều cơ quan, văn phòng, nhà chung cư không bố trí điểm đỗ xe dành riêng cho xe 3 bánh, hoặc thậm chí từ chối nhận trông loại phương tiện này.

Thực hiện quy định pháp luật, trong những năm qua các bộ, ngành, địa phương đã có cố gắng trong việc bảo đảm điều kiện tiếp cận công trình công cộng đối với người khuyết tật như: ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình công cộng bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận, cải tạo, sửa chữa các công trình công cộng chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận...